DỊCH VỤ ĐẠI DIỆN

Với kiến thức sâu rộng và kinh nghiệm dày dạn về vấn đề cấp phép và hiểu rõ những thách thức khi khởi sự kinh doanh, đội ngũ chuyên gia của chúng tôi có thể hỗ trợ các doanh nhân lựa chọn được người đại diện phù hợp tại Việt Nam và đảm bảo việc tuân thủ đầy đủ luật pháp và các quy định hiện hành.

Dịch vụ đại diện là gì?

Cá nhân người Việt Nam thay mặt nhà đầu tư nước ngoài quản lý phần vốn góp và/hoặc làm đại diện nắm giữ các vị trí quản lý chủ chốt trong các công ty tại Việt Nam theo yêu cầu của nhà đầu tư.

Chúng tôi thay bạn thực hiện các công việc sau:

  • Cử người làm đại diện cho nhà đầu tư nước ngoài quản lý phần vốn góp, cử người làm đại diện trong các công ty tại Việt Nam như giữ vị trí Giám đốc, cổ đông, Trưởng Văn phòng đại diện, Trưởng chi nhánh, kế toán trưởng,…;
  • Soạn thảo, đàm phán Hợp đồng đại diện.

Chúng tôi làm như thế nào?

  • Chúng tôi sẽ trao đổi với khách hàng để nắm rõ yêu cầu và mục tiêu đầu tư tại Việt Nam;

  • Chúng tôi đề cử cá nhân có uy tín làm người đại diện theo yêu cầu của khách hàng và tư vấn các công việc người đại diện được phép thực hiện, thế mạnh và những hạn chế của việc cử cá nhân Việt Nam đại diện phần vốn góp và/hoặc đại diện bạn nắm giữ các vị trí quản lý trong công ty tại Việt Nam;

  • Tư vấn và soạn thảo thỏa thuận làm người đại diện cho khách hàng;

  • Giám sát các hoạt động của người làm đại diện và báo cáo cho khách hàng.

FAQs

Chỉ định một chủ sở hữu/cổ đông trong nước cho công ty có thể giúp tránh được các hạn chế về đầu tư nước ngoài và rút ngắn thời gian yêu cầu để thành lập công ty. Cấu trúc về việc chỉ định tổ chức/cá nhân cũng bảo vệ danh tính của chủ sở hữu được hưởng lợi khi mà chỉ có tên của cá nhân/tổ chức Việt Nam được chỉ định được đăng ký chính thức trong công ty.

Cá nhân Việt Nam được chỉ định bởi nhà đầu tư nước ngoài sẽ được đăng ký là chủ sở hữu của phần hoặc cổ phần của công ty mục tiêu. Hơn nữa để đảm bảo tuân thủ hành chính với tư cách là chủ sở hữu/cổ đông đã đăng ký, người được chỉ định cũng có thể giữ các vị trí quản lý quan trọng nếu nhà đầu tư yêu cầu.

Một công ty liên doanh có đối tác nước ngoài và Việt Nam khi thành lập sẽ cần phải có Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (“GCNĐKĐT”) để đăng ký dự án thành lập công ty liên doanh và sau đó, phải xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (“GCNĐKDN”).

Trong nhiều trường hợp, đối tác Việt Nam sẽ thành lập công ty mà không có sự tham gia của đối tác nước ngoài và sau đó sẽ chuyển một phần quyền sở hữu sang nhà đầu tư nước ngoài.

Mọi công ty bắt buộc phải có ít nhất một người đại diện pháp luật ở Việt Nam tại mọi thời điểm; tuy nhiên, người đại diện pháp luật không cần phải thường trú ở Việt Nam.

LIÊN HỆ